Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử


Các dạng đo lực trong cảm biến lực

A. Khái niệm:

Lực là một đại lượng vecto, đặc trưng cho tác dụng tương hỗ giữa các vật thể, làm cho các vật thể biến dạng hay vận động.

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 1
Lực căng xuất hiện khi vân động viên ném quả tạ

Khối lượng là số lượng vật chất và người ta có thể định nghĩa lực là lực hấp dẫn giữa các khối lượng.

Trọng lượng của một vật là lực hút trái đất tác dụng lên vật đó.

Bảng 1.1: Bội và ước của đơn vị Newton

TTTên gọiKý hiệuHệ số nhân với trị số đơn vị
1Exa NewtonEN1018
2Peta NewtonPN1015
3Tera NewtonTN1012
4Giga NewtonGN109
5Mega NewtonMN106
6Kilo NewtonKN103
7Hecto NewtonhN102
8Deca NewtondaN101
9NewtonN100
10Deci NewtondN10-1
11Centi NewtoncN10-2
12Mili NewtonmN10-3
13Micro NewtonµN10-6
14Nano NewtonnN10-9

B. Đơn vị:

Lực – Theo định luật II Newton:
F = k.m.aTrong đó:

F – Lực (N) tác dụng vào vật có khối lượng m (kg)

a – Gia tốc (m/s2)

k – Hệ số phụ thuộc vào đơn vị dùng

Trọng Lực – Công thức:
P = k.m.gTrong đó:

m – Khối lượng của vật đó (kg)

a – Gia tốc trọng trường nơi đặt vật (m/s2)

k – Hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào đơn vị dùng

Chuyển đổi giữa các đơn vị đo lực:

Nguyên tắc chung: một đại lượng có số đo A1 khi dùng đơn vị đo a1. Vấn đề đặt ra là tỷ số đo A2 khi dùng đơn vị đo a2 khác a1. Số đó tỉ lệ nghịch với cỡ của đơn vị đo, ta có:

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 2

Bảng 1.2: Đơn vị các nước đang dùng

Nước sử dụngTên gọiKý hiệu
ĐứcKilopondKp
Pondp
MegapondMp
NgaKilogam lựckГc
Gam lựcГc
Tấn lựcTc
Trung QuốcKilogam lựckG
Gam lựcG
Tấn lựcT
Anh, MỹKilogam lựckgf
Gam lựcgf
Tấn lựctonf
Pound lựcLp.f

Bảng 1.3: Quy đổi giữa các đơn vị đo lực

Kilogam lựcKilopondPound lựcNewton
Kilogam lực112,20462039.80665
Kilopond112,20462039.80665
Pound lực0.4535920.45359214.44844
Newton0.101970.101970.224811

C. Phân loại dụng cụ:

C1. Theo chức năng sử dụng

Lực kế đo lực nén Lực kế đo lực kéo Lực kế đo lực nén và kéo
Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 3Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 4Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 5

C2. Theo nguyên lý đo

Lực kế cơ học

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 6

Lực kế quang học

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 7

Lực kế thủy lực

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 8

Lực kế điện tử

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 9

C3. Theo cấp chính xác:

Các dụng cụ đo được quy định theo cấp chính xác.

Ví dụ: tại Đức người ta dùng cấp chính xác: 0,01 ; 0,02 ; 0,05 ; 0,1 ; 0,2 ; 0,5 và 1.

D. Các dụng cụ đo thông dụng:

Lực kế cơ

Định nghĩa: là những lực kế có bộ phận chỉ thị độ biến dạng làm việc theo nguyên lý cơ học.

Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ thao tác, ổn định theo thời gian.

Lực kế đồng hồ lò xo

Phần tử đàn hồi: nhìu hình dạng khác nhau: lò xo xoắn, hình tròn, hình ô van, hình nửa tròn…

Đồng hồ hiển thị: gồm nhiều loại, biểu thị trực tiếp hay thông qua cơ cấu chuyển đổi phóng đại cơ học, các yếu tố quyết định chất lượng:

Chất lượng của phần tử đàn hồi.

Khả năng làm việc của đồng hồ hiển thị.

Sự ổn định của các chi tiết, đảm bảo ổn định tỷ số truyền độ biến dạng của phần tử đàn hồi lên đồng hồ hiển thị.

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 10

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 11

Khi trọng lượng lớn, dùng loại cân như trên không phù hợp, ta dùng loại cân nhiều đòn như hình bên dưới.

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 12

Lực kế quang học

Là những lực kế mà biến dạng của phần tử đàn hồi  được đo bằng thiết bị quang học, loại này khắc phục được nhược điểm của các cơ cấu cơ học như sai lệch tỷ số truyền, ma sát khớp quay, sai số của bộ chỉ thị .

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 7

Lực kế thủy lực – khí nén

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 14

Lực kế điện tử (cân điện tử)

Lực kế điện tử là những lực kế mà sự thay đổi của lực hay sự biến dạng hoặc dịch chuyển sinh ra bởi lực tác dụng, được chuyển thành tín hiệu điện.

 Cảm biến lực điện trở (load cell)

Gồm nhiều dạng: dạng thanh, dầm, vòng, trượt,…

Cảm biến lực điện trở dạng thanh

Cấu tạo khá đơn giản: gồm có 4 tế bào cảm biến điện trở (strain gauge) được dán vào phần tử đàn hồi theo hai hướng trục (2 cảm biến) và vuông góc với trục (2 cảm biến). 4 cảm biến này được nối với nhau theo mạch cầu wheatstone.

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 15

  • A – diện tích mặt cắt ngang của phần tử đàn hồi
  • E– mô đun đàn hồi của vật liệu phần tử đàn hồi
  • ν – hệ số poisson
Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 16

 

Điện thế ra:Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 17
Lực tác dụng:Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 18
Từ phương trình trên thì P tỉ lệ tuyến tính với điện thế ra Eo theo hằng số tỉ lệ C
Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 19
Độ nhạy của dụng cụ:Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 20

Lực lớn nhất có thể đo được: Pmax = Sf.A

Sf là độ bền mỏi

Cả Pmax và độ nhạy S đều phụ thuộc vào diện tích mặt cắt ngang A. Cụ thể là nếu A giảm thì độ nhạy S tăng và Pmax giảm.

Tỉ số điện thế ra E0 và vào Ei  của mạch cầu khi chịu lực Pmax

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 21

Hầu hết các loại loadcell dạng trụ đều làm từ thép AISI 4340 và có

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 22

Trên thực tế thì hầu hết các loại loadcell đều có Eo/Ei = 3mV/V trên toàn bộ thang đo với lực P = Pmax , lực P được xác định:

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 23
Cảm biến lực điện trở dạng dầm

Cấu tạo: 

Gồm có 4 tế bào cảm biến, 2 được dán ở mặt trên và 2 dán ở mặt dưới của dầm. Tất cả đều dán theo trục của dầm và theo mạch cầu wheatstone.

 Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 24
Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 25
Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 26

Nguyên lý hoạt động: khi chịu tác dụng của lực P thì sẽ có moment M=P.x

Ta có các biến dạng:

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 27

Điện thế ra E0  từ mạch cầu: Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 28
Lực P được xác định: Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 29
Hằng số tỷ lệ:Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 30
Độ nhạy của dụng cụ:Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 31
Lực lớn nhất có thể đo được: Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 32

Độ nhạy sẽ lớn nhất và phạm vi đo nhỏ nhất khi x tiến tới bằng chiều dài của dầm, ta có tỉ số điện thế khi P đạt giá trị max

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 33
Hầu hết các loại loadcell dạng trụ đều làm từ thép AISI 4340 và có:

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 34

Tỉ số (Eo/Ei) có thể lấy từ 4÷5 mV/V, độ nhạy của dầm lớn hơn độ nhạy dạng thanh là 5%.

Cảm biến lực điện trở dạng vòng

Cấu tạo:

Gồm 4 tế bào biến trở được gắn lên vòng đàn hồi, 2 tế bào biến trở ở mặt trong và 2 tế bào biến trở ở mặt ngoài. Và chúng được nối với nhau theo mạch cầu wheatstone.

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 35

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 36

Loại này có phạm vi đo thay đổi lớn, bằng cách thay đổi đường kính D hay chiều dày t hay chiều rộng w

Nguyên lí hoạt động cũng dựa vào sự biến dạng của các tế bào biến trở, dẫn đến tín hiệu ra có quan hệ tuyến tính với lực cần đo.

Cảm biến lực điện trở dạng trượt
Loại này có kích thước nhỏ dùng ở những nơi có không gian bị hạn chế (có thể gọi là cân lực dạng phẳng), trong điều kiện rung động, được đặt trong lỗ nhỏ trong bề mặt trung  gian  của  mặt  bích  và dùng như một cảm biến.Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 37
 Chống nhiễu (sai số) cho cảm biến lực điện trở

Nhiệt độ:

+ Là yếu tố chủ yếu gây nên sai số cho phép đo của cảm biến lực điện trở. Vì nó làm thay đổi mô đun đàn hồi của vật liệu và thay đổi kích thước. Tất nhiên sự thay đổi do mô đun đàn hồi lớn hơn khoảng 2.5%, và 0.15% là do thay đổi kích thước khi nhiệt độ thay đổi 100 oF.

 Để bù trừ (hay chống sai số do nhiệt độ) thì người ta mắc thêm điện trở Rs. Được tính toán như sau:

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 38

R= ρ.L/A , Nên suy ra: 

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 39

b– là hệ số nhiệt độ của điện trở suất

c– hệ số môđun đàn hồi

Cảm biến lực điện cảm

Là những cảm biến đo lực trên nguyên tắc thay đổi điện cảm.

Thành phần cấu tạo chính của loại này là cuộn dây tự cảm.

Điện cảm của cuộn dây:

L= µ.µo. ω2.S/l

Trong đó:

µo , S, l không thay đổi.

Vậy µω là dễ dàng thay đổi.

Thông thường người ta thay đổi điện cảm của cuộn dây bằng cách thay đổi hệ số µ. Bằng việc là cho vào trong cuộn dây một cái lõi. Vì khi có lực tác dụng thì sẽ có sự chuyển động tương đối giữa cuộn dây và lõi, ứng với mỗi vị trí tương đối ấy sẽ có một giá trị điện cảm nhất định và giá trị này lớn nhất khi lõi nằm gọn trong cuộn dây.Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 40
Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 41Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 42

 

Công thức đo:

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 43

Trong đó:

δ là độ biến dạng.

P là lực cần đo.

Tín hiệu ra Eo  của chuyển đổi

Eo=S.δ.Ei

Ta có công thức xác định lực P: Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 44
Quan hệ giữa PEo là tuyến tính. Độ nhạy của chuyển đổi:Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 45
Ứng suất cực đại của vòng đàn hồi ở đỉnh và đáy vòng:Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 46
Tỉ số điện thế khi tải cực đại:Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 47

Suy ra

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 48

Ví dụ: một cảm biến lực điện cảm vòng, phạm vi dịch chuyển của lõi (độ nhạy 250mV/V). Nếu dụng cụ có độ biến dạng cực đại δmax=1,25 tại Pmax thì ta có:

(E0/Ei)max = S. δmax = 250.1,25 = 313mV/V.

 Cảm biến lực kỹ thuật số

Biến lực thành tần số.

Chuyển đổi điện cảm, điện dung kết hợp với các mô đun phát tần số LC và RC.

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 49
Cấu trúc bên trong Cảm biến lực MKCells ZSWF-D

 Cảm biến lực điện dung:

Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 50ε0 = hằng số điện môi của không khí

εr =hằng số điện môi của dung môi

A = Diện tích

h = khoảng cách giữa hai tấm

Hình ảnh Cảm biến lực thực tế và ứng dụng:

Cảm biến lực dạng thanh:
Loadcell Mavin NA115
Loadcell Mavin NA115
Cảm biến lực dạng dầm:
Loadcell AMCells - BTA-30t
Loadcell AMCellsBTA-30t
Trạm cân xe tải:
Các kiểu Cảm biến lực (Load cells) ứng dụng trong Cân điện tử 51
Cân xe tải K-BTS-O
Cân kiểm hàng tự động, cân băng tải:

Nguồn: Internet

Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để có cách giải quyết nhanh nhất

Hàng Chính Hãng – Chất Lượng Cao

cantudong@yahoo.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *